Tags:

3 tại chỗ

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh, thành phía Nam; trong đó, có khu vực Đông bằng sông Cửu Long khiến nhiều nhà máy chế biến thủy sản phải tạm ngừng hoạt động hoặc giảm công suất. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ thu hoạch nguyên liệu, mà còn tác động đến kim ngạch xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm.

Hơn 2.000 công nhân lao động làm việc trong 17 doanh nghiệp thực hiện "3 tại chỗ" trong Khu công nghiệp Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) được tổ chức tiêm vaccine phòng dịch COVID-19.

Chỉ 30% số doanh nghiệp ngành thủy sản thực hiện được “3 tại chỗ”. Công xuất giảm còn 30-40%. Nguyên liệu chế biến-xuất khẩu chỉ đáp ứng 40-50%. VASEP gửi công văn khẩn tới Thủ tướng đề xuất đề xuất giải pháp phục hồi sản xuất, xuất khẩu.

Việc kéo dài thời gian thực hiện "3 tại chỗ" khiến nhiều doanh nghiệp đuối sức, vừa làm vừa lo.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa có công văn khẩn gửi tới Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo về khó khăn và một số đề xuất,  phục hồi sản xuất, xuất khẩu sau giai đoạn "3 tại chỗ".

Mặc dù đến chiều ngày 1/8, các doanh nghiệp (DN) đang thực hiện sản xuất “3 tại chỗ” ở tỉnh Tiền Giang chưa nhận được thông báo gì thay cho Công văn 4093 của UBND tỉnh Tiền Giang về việc dừng sản xuất “3 tại chỗ”, nhưng nhiều DN vẫn tin tưởng và trong tư thế sẵn sàng tiếp tục sản xuất.

Khi F0 xuất hiện tại công xưởng “3 tại chỗ” cho thấy nguy cơ các ca bệnh có thể xâm nhập, phá vỡ “vùng xanh” . Đại diện các Hiệp hội, ngành hàng khẳng định, cần đẩy nhanh tiêm chủng vắc xin để đảm bảo sản xuất.

(vasep.com.vn) Ngày 29/7/2021, UBND tỉnh Tiền Giang đã ra thông báo tạm dừng hoạt động đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang hoạt động theo phương án “3 tại chỗ” . Điều này đã khiến cho một số DN chế biến, XK cá tra trên địa bàn tỉnh đã chấp hành nghiêm túc Chỉ thị 16/CT-TTg thực hiện “3 tại chỗ” như Công ty TNHH CB Thực phẩm XK Vạn Đức Tiền Giang (Van Duc TG Food) bàng hoàng và lo lắng. Ngay khi nhận được thông báo này, bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch HĐTV Van Duc TG Food đã ký Đơn kêu cứu gửi Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, công văn kiến nghị UBND tỉnh Tiền Giang khẩn thiết xin được tiếp tục sản xuất "3 tại chỗ" để tránh người lao động hỗn loạn còn DN thiệt hại lớn.

(vasep.com.vn) 6 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 4,12 tỷ USD, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng đều tăng trưởng dương khả quan: tôm đạt 1,73 tỷ USD (tăng 13,7%); cá tra đạt 780,8 triệu USD (tăng 17%); cá ngừ đạt 355 triệu USD (tăng 21,3%), nhuyễn thể đạt 332 triệu USD (tăng 15%). Kết quả này thể hiện sự nỗ lực hết sức của các doanh nghiệp thủy sản sau hơn một năm Covid-19 làm đảo lộn mọi sự. Nhưng niềm hi vọng về sức bật ở nửa cuối năm đã mau chóng thay bằng sự lo lắng có thể đạt được kế hoạch sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu như đã đề ra không? Và giải pháp và niềm mong mỏi lớn nhất của cộng đồng DN thủy sản lúc này chính là công nhân sớm được tiêm vaccine.

(vasep.com.vn) Tháng 6/2021, giá trị XK cá tra Việt Nam đạt gần 142,6 triệu USD, tăng 28,1%. Tính tới hết tháng 6/2021, tổng giá trị XK cá tra đạt 780,9 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết quả tích cực này đem lại niềm lạc quan cho các DN XK cá tra Việt Nam. Tuy nhiên, mới đây khi dịch Covid-19 đang bùng phát tại Tp.Hồ Chí Minh và có nguy cơ lan rộng khiến cho việc vận chuyển hàng hóa, sản xuất bị ảnh hưởng thì các DN chế biến, XK cá tra từ mừng chuyển sang lo. Nếu lực lượng lao động thủy sản không sớm được chích ngừa vaccine thì hoạt động sản xuất trong thời gian tới sẽ bị ảnh hưởng tới cỡ nào?

Ghi nhận tại Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Tài Kim Anh, 100% công nhân, lao động phải qua 2 chốt kiểm dịch ngay tại cổng ra vào và trước mỗi phân xưởng trước khi bắt tay vào sản xuất.

Ông Huỳnh Văn Tấn - Tổng Giám đốc CAMIMEX GROUP cho biết, tháng 6 vừa qua, sản lượng xuất khẩu của công ty tăng gần gấp đôi, dự kiến tháng 7 sẽ tiếp tục tăng. Hiện việc vận chuyển nguyên liệu gặp khó khăn, cũng như việc vận chuyển hàng hóa lên TP Hồ Chí Minh để xuất khẩu đều bị chậm lại do tình hình dịch bệnh. Nếu vậy, hàng hóa sẽ bị rớt tàu và phải tạo tàu khác, làm ảnh hưởng vấn đề lưu thông tiền tệ của công ty.

Đại diện Công ty CP Sài Gòn Food cho biết hiện DN có 5 nhà máy đang hoạt động tại KCN Vĩnh Lộc (huyện Bình Chánh). Trước yêu cầu của TP, từ ngày 15/7 công ty dừng hoạt động 2 nhà máy để lấy chỗ làm nơi ở dã chiến cho khoảng 400 công nhân. Số còn lại, một phần đang bị "kẹt" trong các khu phong tỏa, cách ly; một phần cho tạm nghỉ.

Theo Tổng Giám đốc Công ty Kinh doanh Thủy hải sản Sài Gòn (APT) Trương Tiến Dũng, không chỉ APT mà có lẽ đại đa số các doanh nghiệp đều đã có những tính toán cụ thể khi dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

(vasep.com.vn) Ngày 14/7/2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng ký văn bản thống nhất hướng dẫn vừa cách ly, vừa sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên phạm vi cả nước.

Không thể đáp ứng quy định lo chỗ ăn, chỗ ở cho toàn bộ công nhân chỉ trong 1 ngày, hàng ngàn doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM buộc phải ngưng hoạt động từ hôm nay (15/7).